Ánh sáng xanh là gì? Tác hại của ánh sáng xanh với mắt
Ánh sáng xanh (blue light) là 1 phần của nguồn sáng tự nhiên nhìn thấy được từ ánh sáng mặt trời. Ánh sáng xanh có bước sóng ngắn nhất, có năng lượng cao và được chứng minh là có nhiều tác hại đến đôi mắt của con người.
Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với các màn hình kỹ thuật số và từng lo lắng về ảnh hưởng của chúng đối với mắt thì chắc hẳn bạn đã nghe nói đến ánh sáng xanh. Trong bài viết này Shop kính chống bụi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về loại ánh sáng này, tác hại và những biện pháp tốt nhất để bảo vệ đôi mắt của bạn.
Nội dung bài viết
Ánh sáng xanh là gì?
Ánh sáng xanh là “ánh sáng nhìn thấy được” có trong tự nhiên chính là ánh sáng mặt trời ban ngày. Có tác động giúp chúng ta tỉnh táo và lạc quan. Đây là tín hiệu cho bộ não biết rằng chúng ta có đang làm việc hay nghỉ ngơi không. Khi không có tín hiệu ánh sáng thì cơ thể được nghỉ ngơi.
Ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy là tổng hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có bước sóng từ 380nm (nano mét) đến 760nm. Với các màu đặc trưng: đỏ, vàng, cam, lục, lam, chàm, tím. Trong đó ánh sáng xanh có bước sóng từ 380 – 500nm. Nghiên cứu khoa học chia loại ánh sáng này làm 2 loại với tác hại và lợi ích khác nhau.
Ánh sáng xanh tím (blue violet) là phần ánh sáng có bước sóng từ 450nm đến 500nm. Được chứng minh là có nhiều tác hại cho đôi mắt như: bệnh thoái hóa điểm vàng, gây nhức mỏi mắt, rối loạn giấc ngủ.
Ánh sáng xanh ngọc (blue Turquoise) có bước sóng 380nm – 450nm. Đây là loại ánh sáng có lợi giúp mắt nhận thức màu sắc, vật thể, điều hòa giấc ngủ, tăng cường trí nhớ, tăng sự tập trung,…
Ánh sáng xanh có ở đâu?
Chúng chủ yếu có trong ánh nắng mặt trời, nơi chúng ta tiếp xúc nhiều nhất với nó.
Tuy nhiên những năm gần đây do sự phát triển của thiết bị điện tử, ánh sáng xanh đến từ rất nhiều nguồn như đèn huỳnh quang, đèn LED, tivi, điện thoại, máy tính bảng…
Lượng ánh sáng xanh mà các thiết bị điện tử phát ra chỉ là một phần nhỏ so với ánh sáng từ mặt trời (bằng 1/10000.) Nhưng lượng thời gian mọi người sử dụng các thiết bị này nhiều. Và khoảng cách rất gần giữa màn hình với mắt của người dùng đã gây ra nhiều tác hại.
Khả năng lọc ánh sáng xanh của mắt người
Cấu trúc phía trước của mắt người lớn nên có khả năng ngăn chặn tia UV tiếp cận với võng mạc. Tuy nhiên, hầu như tất cả ánh sáng xanh có thể đi qua giác mạc, thủy tinh thể và tác động trực tiếp đến võng mạc.
Như vậy có thể thấy mắt chúng ta sẽ chịu nhiều tác động từ ánh sáng xanh hơn so với tia cực tím.
Tác hại ánh sáng xanh
Ánh sáng xanh rất quan trọng trong việc điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiếp xúc với ánh sáng xanh ngọc giúp tăng cường sự tỉnh táo, cải thiện trí nhớ, nâng cao khả năng nhận thức và cải thiện tâm trạng. Nhưng tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh tím lại có rất nhiều tác hại.
Gây hại cho mắt
Ánh sáng xanh tím có bước sóng ngắn nên rất dễ xuyên qua mắt. Điều này có nghĩa là hầu như tất cả các tia ánh sáng xanh có thể nhìn thấy đều có thể đi qua giác mạc và thủy tinh thể đến võng mạc (lớp lót phía sau của mắt). Một nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy tác hại của chúng có thể gây ra tổn thương võng mạc do nhiễm độc quang học. Điều này có thể gây thoái hóa điểm vàng và khiến người bệnh mất thị lực vĩnh viễn.
Hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số
Các thiết bị điện tử chủ yếu là ánh sáng xanh tím có bước sóng ngắn và năng lượng cao, tán xạ dễ dàng hơn so với ánh sáng nhìn thấy khác.
Từ đó khiến người dùng mất tập trung khi nhìn quá nhiều vào màn hình. Hiện tượng này chính là nguyên nhân gây ra mỏi mắt, đau mắt, khô, rát, ngứa và chảy nước mắt. Đặc biệt gây hiện tượng nhìn mờ vào buổi chiều, nhìn đôi hoặc nhạy cảm với ánh sáng.
Nếu bạn chủ động dụi mắt để giảm cảm giác khó chịu sẽ gây nên viêm giác mạc, xước giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực.
Gây hại cho da
Ánh sáng xanh không nguy hiểm như tia UV. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể thâm nhập vào da sâu hơn tia UVA hay UVB. Khi tiếp xúc với các mô nằm sâu dưới da, chúng thúc đẩy việc sản sinh các gốc tự do trong cơ thể.
Các chuyên gia cũng cho rằng phơi nhiễm ánh sáng xanh quá mức vẫn có thể thay đổi tính chất của làn da. Gây lão hóa da như tăng hình thành sắc tố da, nếp nhăn và tình trạng viêm da.
Ảnh hưởng giấc ngủ
Tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh về đêm có thể gây rối loạn nhịp sinh học của cơ thể. Chúng gây ức chế sản sinh hóc môn melatonin dẫn đến tình trạng mất ngủ, mệt mỏi kéo dài.
Bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh
Theo thông báo của tổ chức Y tế thế giới (WHO), có khoảng 75% giới trẻ ngày nay mắc chứng mỏi mắt kỹ thuật số do tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử. Để phòng ngừa bệnh cách tốt nhất là không sử dụng máy tính và điện thoại quá 2 giờ mỗi ngày.
Tuy nhiên, sống ở thời đại công nghệ như ngày nay, hầu như ai cũng phải sử dụng máy tính và điện thoại phục vụ nhu cầu cuộc sống. Thậm chí chúng ta còn có xu hướng dùng nhiều hơn, phụ thuộc nhiều hơn vào các thiết bị điện tử.
Vậy nên chúng ta hãy chú ý những nguyên tắc phòng bệnh như sau:
- Thực hiện quy tắc 20-20-20: sau mỗi 20 phút làm việc hãy dành 20 giây nhìn về xa 2m.
- Điều chỉnh độ phân giải và độ tương phản màn hình.
- Cài đặt phần mềm hoặc ứng dụng lọc ánh sáng xanh trên điện thoại và máy tính.
- Sử dụng kính chống ánh sáng xanh.
- Ăn uống bổ sung dưỡng chất bao gồm vitamin A và omega sẽ giúp tăng cường sức khoẻ cho đôi mắt.
Nếu bạn đang sử dụng điện thoại hoặc máy tính để làm việc liên tục cả ngày thì hãy sử dụng bộ lọc ánh sáng xanh hoặc kính chống ánh sáng xanh ngay hôm nay để bảo vệ mắt tốt hơn nhé.
Thông tin liên hệ shop
Hotline 0912269247 (có Zalo)
Địa chỉ: 48 Ngọc Hồi, Hoàng Mai, Hà Nội (đối diện bến xe Nước Ngầm)
Fanpage: Kính chống bụi đi đường
Shop Kính chống bụi cảm ơn bạn đã mua hàng và giới thiệu đến bạn bè, người thân. Để tri ân khách hàng Shop luôn có nhiều ưu đãi và quà tặng khi bạn đặt mua kính tại shop nhé.